Các chuẩn wireless thông dụng

0

1.5     802.11n

Đây là chuẩn được thiết kế để cải thiện cho 802.11g hỗ trợ tận dụng nhiều tín hiệu không dây và các anten (công nghệ MIMO).

Khi chuẩn này được đưa ra, các kết nối 802.11n sẽ hỗ trợ tốc độ dữ liệu lên đến 300 Mbps. 802.11n cũng cung cấp phạm vi bao phủ tốt hơn so với các chuẩn Wi-Fi trước nó nhờ cường độ tín hiệu mạnh của nó. Thiết bị 802.11n sẽ tương thích với các thiết bị 802.11g.

  • Ưu điểm của 802.11n – tốc độ nhanh và phạm vi tín hiệu tốt nhất; khả năng chịu đựng tốt hơn từ việc xuyên nhiễu từ các nguồn bên ngoài.
  • Nhược điểm của 802.11n – giá thành đắt hơn 802.11g; sử dụng nhiều tín hiệu có thể gây nhiễu với các mạng 802.11b/g ở gần.

1.6     802.11ac

Chuẩn Wi-Fi “hot” nhất hiện nay là 802.11ac với tốc độ tối đa lần đầu chạm ngưỡng Gigabit. Do chỉ hỗ trợ duy nhất dải tần 5GHz, 802.11ac có thể đạt tốc độ 1 GB/s, song lại có phạm vi sử dụng thấp hơn hẳn các chuẩn sử dụng dải tần 2.4GHz như 802.11n hay 802.11g.

Bạn có thể theo dõi dải tần phát sóng của các chuẩn wifi như dưới đây

image003

2       Tương lai của Wi-Fi

Một số chuẩn Wi-Fi mới ra mắt cũng như các chuẩn Wi-Fi sắp ra mắt hứa hẹn sẽ giúp tạo ra những dòng thiết bị điện tử hoàn toàn mới.

802.11ad tiếp cận Wi-Fi theo hướng hoàn toàn khác biệt so với các tiêu chuẩn hiện nay: chấp nhận hi sinh phạm vi kết nối để đổi lấy tốc độ kết nối cực cao. Chuẩn Wi-Fi này sử dụng dải tần 60GHz, cho phép tạo ra tốc độ truy cập dữ liệu đạt tới 7 Gb/s – đủ nhanh để tận dụng tối đa tốc độ của các ổ cứng mạng. Đổi lại, ở dải tần này 802.11ad không thể đi xuyên tường và cũng đòi hỏi không có chướng ngại vật nằm giữa router và thiết bị kết nối.

Cũng bởi vậy mà 802.11ad chỉ phù hợp cho các thiết bị trao đổi dữ liệu bên trong một căn phòng và không thể giúp tạo ra một giải pháp Wi-Fi gia đình/văn phòng hoàn chỉnh. Trong khi 802.11ad hứa hẹn sẽ là công nghệ hữu ích trong một số tình huống (ví dụ như cho phép người dùng copy file video 4K từ ổ cứng lên TV trong vòng vài phút), chuẩn Wi-Fi này hiện nay cũng là khá đắt đỏ.

Một số chuẩn Wi-Fi cũng được phát triển để đi theo hướng ngược lại: gia tăng phạm vi kết nối thay vì chạy đua tốc độ. Ví dụ, chuẩn 802.11ah (còn gọi là WiFiHaLow) mới được công bố gần đây được thiết kế để đạt phạm vi kết nối lên tới 1km trong một số tình huống.

Để đạt được phạm vi này, 802.11ah được truyền tải ở dải tần 900Mhz, tháp hơn nhiều so với các dải tần 2.4Ghz và 5GHz đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Điều này cũng khiến cho tốc độ truyền dữ liệu bị giảm đi đáng kể: tốc độ của 802.11ah chỉ đạt từ 150Kb/s đến 18Mb/s, tức là chậm hơn đáng kể so với chuẩn 802.11g cũ kỹ. Tuy vậy, ở mức tốc độ này 802.11ah vẫn sẽ phù hợp với các thiết bị điện năng thấp chỉ đòi hỏi truyền tải một lượng ít dữ liệu theo định kỳ, ví dụ như các thiết bị Internet of Things.

Các quy chuẩn cụ thể của 802.11ah vẫn chưa được hoàn thiện, theo dự kiến, những thiết bị đầu tiên tương thích với 802.11ah sẽ bắt đầu xuất xưởng vào năm 2018.

Một tiêu chuẩn mới cũng đang được hoàn thiện là 802.11af (hay còn gọi là White-Fi hoặc Super Wi-Fi). Nhờ sử dụng sóng vô tuyến từ 54MHz đến 790MHz, 802.11af hứa hẹn sẽ mở rộng phạm vi kết nối Wi-Fi lên tới hàng kilomet. Phạm vi kết nối “khủng” như vậy sẽ giúp hiện thực hóa thế giới IoT, cho phép các doanh nghiệp và các nhà máy đưa các thiết bị IoT tầm xa vào sử dụng. Trở ngại lớn nhất đối với 802.11af là các tần số được sử dụng cho công nghệ này có thể sẽ không được cấp phép sử dụng hoặc đã bị sử dụng từ trước đó (ví dụ như sử dụng cho vô tuyến truyền hình).

Nhìn chung, qua nhiều năm phát triển, Wi-Fi ngày nay đã hoàn thiện hơn trước kia rất nhiều với 2 hướng phân hóa rõ rệt: chạy đua tốc độ hoặc chạy đua phạm vi. Quan trọng nhất, các công nghệ Wi-Fi đã liên tục bắt kịp với những ý tưởng mới mẻ như video 4K hoặc IoT. Trong tương lai, bạn đừng bất ngờ khi nhận thấy danh sách các chuẩn kết nối Wi-Fi sẽ ngày một dài hơn.

image005

Ngoài ra, còn rất nhiều chuẩn khác đang ở mức độ thiết kế, các bạn có thể tham khảo thêm trên Wikipedia

Nguồn tham khảo:

http://www.androidauthority.com/wifi-standards-explained-802-11b-g-n-ac-ad-ah-af-666245/

https://en.wikipedia.org/wiki/IEEE_802.11#802.11ad