Proof of Work, Proof of Stake và các thuật ngữ cần biết trong BLOCKCHAIN

0

Blockchain là một cuốn sổ ghi chép mọi dữ liệu, giao dịch và bất cứ ai cũng có thể mở sổ ra xem tất cả thông tin ngoại trừ danh tính. Xem thêm Blockchain là gì ? Blockchain và công nghệ 4.0
Các giao dịch diễn ra sẽ được xác nhận (validate), lưu vào khối (cho tới khi đầy sẽ sinh ra khối mới) và những người xác nhận giao dịch (validator) sẽ được nhận coin từ khối mới.

Vậy làm thế nào để trở thành validator và nhận thêm coin? Đối với Bitcoin, Ethereum và nhiều altcoin khác chỉ hỗ trợ PoW, bạn chỉ có thể trở thành validator nếu tham gia PoW.

Proof of Work – bằng chứng công việc

  • Đúng với cái tên gọi, bạn sẽ phải “làm việc” mới được thưởng/trả công. Bằng cách cung cấp máy móc + sức mạnh của máy (mạnh hay yếu) + điện để giải các thuật toán vô cùng phức tạp. Ai có càng nhiều máy + máy càng mạnh + đốt nhiều điện sẽ giải các thuật toán nhanh hơn, và chính xác hơn. Sau đó, hệ thống sẽ chọn ra đáp án tốt nhất. Người nào đựa ra đáp án này sẽ trở thành validator (người xác nhận) và có quyền khai thác block mới, xác nhận các giao dịch trong block đó.
    Phương thức này có nhiều điểm mạnh yếu khác nhau:
  • Cần tốn rất nhiều điện + máy móc để đào. Và có rất nhiều người cho rằng btc, eth v.v… là đột phá công nghệ & tài chính nhưng tiêu tốn một lượng lớn điện năng và máy móc như vậy là quá phung phí.
  • Các miner sẽ dễ dàng chuyển qua mine một loại coin khác nếu cảm thấy lợi nhuận khác biệt. Điều này dễ gây ra nghẽn mạng đột ngột (nếu có 1 lượng đủ lớn miner làm như vậy) và gây ảnh hưởng không tốt cho hệ sinh thái.
  • Các miner lớn hưởng lợi nhất vì họ chỉ cần sở hữu một lượng máy mạnh khổng lồ thì họ sẽ tìm ra đáp án đúng và nhanh hơn, dễ tạo ra sự độc quyền. Chưa kể nếu có được sức mạnh tính toán đủ lớn, họ có thể làm những việc không đúng đối với hệ thống, đi ngược ý muốn của phần lớn người nắm giữ coin.
  • Trung quốc hiện nay là quốc gia có số lượng miner nhiều nhất, Việt Nam số lượng trâu đào (miner) cũng rất lớn.

Proof of Stake – Bằng chứng kí gửi/đặt cọc

Trong giao thức PoS, bạn sẽ phải stake 1 lượng coin để được tham gia. Tức là bạn chứng minh bạn đã bỏ ra 1 lượng coin abc để stake (còn bạn có nhiều hơn mà không bỏ vô stake thì là câu chuyện khác). Và hệ thống sẽ lựa chọn người nào sẽ có quyền khai thác block mới. Đào (mine) coin hỗ trợ Pow. Đối với coin hỗ trợ PoS thì gọi là đúc (mint).
Nói nôm na là bạn có coin, bạn stake (giống như hodl) và bạn sẽ nhận được thêm coin qua thời gian (giá trị coin lên hay xuống thì không biết, nhưng số lượng sẽ tăng).
Mỗi dự án sẽ có chiến lược lựa chọn khác nhau dựa trên nhiều yếu tố:

  • Yếu tố ảnh hưởng nhất vẫn là số coin họ sẵn sàng bỏ ra để stake.
  • Thêm yếu tố thời gian, stake càng lâu khả năng được khai thác block kế càng cao.
  • Chọn random trên 1 số yếu tố nhất định,
  • v.v…

Ví dụ: KCS là coin của sàn Kucoin, bạn trữ coin trên sàn thì nhận được lãi xem thêm ở đây Kucoin (KCS) là gì ? hướng dẫn đăng ký và giao dịch trên sàn KuCoin

Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của PoS vẫn là những người nằm giữ lượng coin nhiều nhất sẽ hưởng lợi lớn nhất. Nếu tôi sở hữu 60% lượng coin và stake toàn bộ thì tôi sẽ được lợi hơn những “cá mập” khác rất nhiều chứ đừng nói đến cá con. Vậy làm thế nào để giảm thiểu điều này tới mức tối đa? Vì đây là decentralize, sức mạnh nên được chia cho càng nhiều người càng tốt – phân quyền.

Masternode

Hiểu nôm na là máy chủ. Bạn có thể setup máy tính của bạn để trở thành máy chủ (phải chạy 24/24) hoặc mướn bên thứ 3. Masternode này sẽ thực hiện các giao dịch trong mạng lưới hoặc cung cấp các dịch vụ khác (tùy dự án). Và để bảo vệ mạng lưới, những người muốn vận hành masternode cần stake 1 lượng coin không nhỏ vào.

Một masternode sẽ chỉ chứa được một lượng coin nhất định. Nếu tôi có 60% lượng coin và muốn stake tất cả, tôi sẽ phải có ít nhất vài masternode mới stake hết được.
Có dự án đòi hỏi phải stake 1 lượng x coin cụ thể mới có thể chạy masternode. Có dự án lại có các gói, tùy theo số lượng coin mà sẽ nhận được % cao hơn hay thấp hơn.
Nói chung, trong giao thức PoS, nếu bạn stake bằng masternode thì sẽ:

  • Nhận được nhiều coin so với việc stake bình thường.
  • Tuy nhiên số coin cần stake là khá lớn đối với coinholder nhỏ lẻ.

Giải pháp cho việc này là đã có khá nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ gom coin với nhau để chạy masternode. Họ sẽ chọn ra một người tin tưởng nhất để quản lí masternode của nhóm.
Việc này rất mạo hiểm nếu một ngày nào đó thuyền trưởng “biến mất”. Nhưng có lợi là nó tăng kết quả rõ rệt.

Delegated Proof of Stake – DPoS

DPoS ủy quyền bằng chứng kí quỹ. DPoS là một dạng PoS, nhưng thay vì tự stake một mình hay mạo hiểm lập nhóm chạy masternode, coinholder chỉ cần ủy quyền (delegate) coin của họ cho một validator nào đó. Và validator này sẽ có quyền bỏ phiếu (voting right) của bạn. Điều này giúp coinholder nhỏ vẫn có thể tham gia masternode mà không lo mất coin vì thuyền trưởng “biến mất”. Tùy vào quyết định của dev team, có thể coin mà bạn delegate sẽ bị khóa hoặc đặt vô một pool/chỗ nào đó an toàn v.v…

Validator trong DPoS là những người vận hành các masternode. Và để trở thành validator, họ sẽ phải thuyết phục các coinholder lớn hoặc nhiều coinholder vote cho họ. Vote bằng cách delegate coin cho họ, hoặc nếu họ có 1 lượng coin đủ lớn, họ có thể tự vote cho bản thân để trở thành validator.

Các validator sẽ được hệ thống lựa chọn để khai thác các block mới, v.v… từ đó nhận được thêm coin. Các validator này sau đó sẽ quyết định trả cho delegator (người ủy quyền coin cho họ) bao nhiêu coin. Nếu con số coin không phù hợp, khả năng cao delegator sẽ muốn làm việc với validator khác.

Một số lưu ý

  • Mỗi dự án sẽ phát triển PoW, PoS và DPoS của họ với các rule khác nhau.
  • Ở Việt Nam hiện nay masternode đang là trend. Nó giống như 1 hình thức stake coin và sẽ nhận thêm coin (không phải lending rồi nhận lãi). PoS và DPoS được các hodler rất thích vì ôm lâu dài ko chỉ giá trị coin tăng thêm (không phải coin nào cũng vậy) mà số lượng coin cũng tăng lên. Note: khi đã quyết định hodl coin nào là tin tưởng giá trị coin sẽ tăng sau một thời gian, thường hodl chỉ dành cho những người muốn đi theo dự án long-term. Còn những người không tin tưởng hay chỉ muốn đầu cơ thường sẽ không phù hợp Hodl coin.
  • Available Supply tăng lên theo thời gian (tùy coin). Ví dụ như BTC, ETH, LTC v.v… số coin này sẽ được miner đào và nhận được. Còn đối với những coin hỗ trợ PoS và DPoS, coinstaker cũng sẽ nhận được.
  • Có nhiều coin hỗ trợ cả PoW và PoS.
  • Có những coin sẽ không thể mine hay mint. Ví dụ như XRP sử dụng Proof of Burn.

Nguồn: CRYPTO JAPAN